Việc tuyển dụng nhân viên bảo vệ với những cửa hàng nhỏ thì chỉ cần hỏi qua vài câu. Nhưng nếu bạn muốn ứng tuyển vị trí này ở những công ty lớn, lương cao hơn thì chắc chắn phải chuẩn bị cho phần phỏng vấn. Bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bản vệ lúc này giống như phao cứu sinh giúp bạn tự tin hơn khi đi ứng tuyển. Việc có trúng tuyển hay không một phần phụ thuộc vào sự chuẩn bị của bạn cùng với bộ câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn.
Mục lục
1.Tầm quan trọng của việc phỏng vấn nhân viên bảo vệ
2.Vì sao cần chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn nhân viên bảo vệ và cách trả lời
3.Những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bảo vệ thường gặp
3.1. Những câu hỏi về giới thiệu bản thân
3.2. Những câu hỏi phỏng vấn về kinh nghiệm
3.3. Những câu hỏi về xử lý tình huống
3.4. Một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên bảo vệ khác
4.Lưu ý khi đi phỏng vấn nhân viên bảo vệ thường gặp
1. Tầm quan trọng của việc phỏng vấn nhân viên bảo vệ
Nhân viên có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty.
Vai trò của nhân viên này là giám sát các phương tiện, nhân viên ra vào tại đơn vị. Ngoài ra còn đảm nhiệm việc quản lý các thiết bị máy móc; vận chuyển hoặc kiểm tra cháy nổ, sự cố xảy ra trong môi trường làm việc.
Ngoài ra, bộ phần này còn thể hiện bộ mặt công ty, họ là người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng.
Nếu thái độ thân thiện sẽ tạo ấn tượng tốt cho khách hàng và ngược lại. Như vậy, việc tuyển dụng, phỏng vấn nhân viên bảo vệ trước khi vào làm việc là vô cùng quan trọng.
Khi tuyển thẳng sẽ không được thái độ của người nay như thế nào, đôi khi lại làm ảnh hưởng tới quá trình kinh doanh của đơn vị.
2. Vì sao cần chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn nhân viên bảo vệ và cách trả lời
Tại những công ty lớn, môi trường làm việc chắc chắn sẽ tốt hơn ở cửa hàng nhỏ lẻ. Vì thế mà việc phỏng vấn ứng tuyển cũng sẽ khắt khe hơn.
Với những người lần đầu chắc hẳn sẽ gặp nhiều khó khăn; nếu không tìm hiểu trước những câu hỏi phỏng vấn để chuẩn bị một thần thái tự tin rất dễ bị loại.
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bảo vệ giống như việc bạn đã biết trước đề thi; hay một chiếc phao cứu sinh giúp bạn vượt qua hàng nghìn người cũng đang ứng tuyển vào vị trí này.
Việc tham khảo trước sẽ giúp bạn tự tin khi đi ứng tuyển. Điều này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
3. Những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bảo vệ thường gặp
Công việc bảo vệ phù hợp với nhiều người, việc tuyển dụng cũng không yêu cầu quá khắt khe.
Vì thế sẽ có rất nhiều cùng ứng tuyển và cơ hội cho bạn sẽ càng hẹp lại. Cách để tạo cơ hội cho chính mình là tham khảo những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bảo vệ thường gặp sau đây:
3.1. Những câu hỏi về giới thiệu bản thân
Bao giờ cũng vậy, nhà tuyển dụng muốn chọn bạn thì cần phải biết được bạn là ai; bạn là người như thế nào rồi mới có thể tiếp tục hỏi những câu hỏi khác. Ngoài ra, ở phần câu hỏi này cũng là lúc để bạn tạo ấn tượng với người tuyển dụng.
Câu hỏi 1: Hãy giới thiệu về bản thân mình
Đây chính là câu hỏi giúp bạn ghi điểm cũng nhưng thể hiện sự tự tin của bạn thân.
Với câu hỏi này, để tạo được ấn tượng tốt thi ngoài những thông tin như tên; tuổi, địa chỉ, tình trạng hôn nhân bạn cần phải làm nổi bật sở trường, sở thích của bản thân; nói sơ qua về tình trạng công việc trước đó.
Có thể coi đây là một trong tiêu chí quan trọng để người phỏng vấn đánh giá năng lực của ứng viên.
Câu hỏi 2: Ưu điểm và nhược điểm của bạn là gì?
Câu hỏi được sử dụng nhiều nhất trong các buổi phỏng vấn đó chính là trả lời câu hỏi ưu nhược điểm của bản thân. Lúc này các nhà tuyển dụng sẽ quan tâm đến kỹ năng mà bạn có, vì thế ưu điểm cần phải nêu ra.
Tuy nhiên, cần phải trả lời đúng sự thật vì nếu bạn được tuyển; người tuyển dụng bạn sẽ kiểm tra xem thông tin bạn cung cấp có đúng sự thật hay không. Nếu sai chắc chắn hậu quả là bị đuổi việc.
Còn về điểm yếu đừng vội trả lời ngay, nên tính toán một chút không nên phổ chương hết tất cả. Phải thật bình tình, khéo léo thừa nhận điểm yếu của mình và đưa ra cách khắc phục trong thời gian tới.
Câu hỏi 3: Mô tả một chút về cách làm việc của bạn
Cách làm việc của bạn có khoa học hay không sẽ phụ thuộc vào việc trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên bảo vệ này.
Mặc dù chỉ là nhân viên bảo vệ nhưng cũng cần lên kế hoạch, quản lý và tổ chức công việc bài bản. Điều đó thể hiện thái độ của bạn với công việc có tốt hay không.
Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào đây để trả tra về năng lực làm việc; cách thức bạn xử lý công việc, đánh giá nó có phù hợp với công ty họ hay không.
Do đó bạn nên đưa ra một cách làm việc khoa học và hiệu quả, tốt nhất nên chuẩn bị câu trả lời ở nhà và luyện tập trả lời chúng.
Câu hỏi 4: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bảo vệ thường sẽ được hỏi; bởi nó cho nhà tuyển dụng biết được những định hướng của bạn.
Biết được bạn có phải là một người cầu tiên hay không; hoặc đơn giản để xem mục đích cuối cùng mà bạn muốn hướng tới là gì?
Không cần trả lời điều gì to lớn chỉ yêu cầu đúng sự thật và thái độ đới với điều đó.
Bạn đang ứng tuyển vào vị trí công việc này nhưng mục tiêu nghề nghiệp lại không liên quan thì kết quả bạn đã biết, hãy đưa ra định hướng nghề nghiệp có liên quan tới công việc bạn muốn ứng tuyển cùng với lý do thuyết phục.
3.2. Những câu hỏi phỏng vấn về kinh nghiệm
Việc giới thiệu bản thân mới chỉ giúp người tuyển dụng biết bạn là ai; họ vẫn chưa biết kinh nghiệm và thái độ làm việc của bạn như nào.
Vì vậy, trong bộ câu hỏi phỏng vấn nhân viên bảo vệ sẽ đưa ra một số câu về kinh nghiệm. Chắc chắn các nhà tuyển dụng sẽ hỏi về vấn đề này.
Câu hỏi 1: Hãy nêu kinh nghiệm của bạn trong công việc này
Đây được đánh giá là câu hỏi phỏng vấn nhân viên bảo vệ thường gặp và quan trọng. Cách để trả lời câu hỏi này tốt là nên chân thật.
Nó giống cách bạn chia sẻ kinh nghiệm của bản thân trong quá trình làm việc. Đừng đó nó những gì mình không biết; hay nói những gì bạn học được một cách ngắn gọn tránh dài dòng.
Câu hỏi 2: Một nhân viên bảo vệ tốt cần có những yêu cầu nào?
Một nhân viên bảo vệ sẽ cần rất nhiều kỹ năng, tuy nhiên không phải cái nào cũng tốt, cũng được áp dụng trong môi trường làm việc khác nhau.
Nếu bạn bị hỏi câu này thì cần nêu một số kỹ năng như sau: biết phán đoán và xử lý tình huống; có thể sử dụng máy tính cơ bản, khả năng quan sát tốt; giao tiếp và tạo thiện cảm với khách hàng.
Câu hỏi 3: Bạn có chịu được áp lực của công việc này không
Mỗi công việc sẽ có khó khăn, áp lực riêng nhưng việc tạo áp lực trong công việc không hẳn là xấu. Đó có thể là động lực giúp hiệu quả công việc của nhân viên đạt kết quả cao hơn.
Khi trả lời câu hỏi phỏng vấn nhân viên bảo vệ là một cách để giới thiệu bản thân khéo léo, bạn cần phản ứng thật nhanh để chọn cách trả lời hợp lý nhất.
Đổi lúc nhà tuyển dụng sẽ hỏi bạn làm cách nào để vượt qua áp lực trong công việc. Hãy trả lời thoải mái bằng cách kể những hoạt động thường ngày giúp bạn giảm stress.
Thông qua câu trả lời này cũng có thể đánh giá bạn là một người làm việc khoa học đó.
Câu hỏi 4: Theo bạn trách nhiệm công việc hàng ngày của nhân viên bảo vệ là gì?
Đừng vội trả lời ngay mà hãy nhớ lại thông tin tuyển dụng mà công ty yêu cầu. Kể ra công việc trong phần mô tả công việc. Bạn có thể nêu thêm một vài công việc thường làm trong thời gian làm bảo vệ tại các công ty khác.
Câu hỏi 5: Hãy kể những tình huống khó khăn trong quá trình làm bảo vệ của bạn
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bảo vệ này không đòi hỏi ở bạn kỹ năng trả lời quá cao siêu.
Tuy nhiên, trong lúc trả lời các nhà tuyển dụng không nên than thở về những khó khăn; nên kèm theo cách mà bạn đã giải quyết khó đó như nào. Đây chính là cách trả lời thông minh giúp bạn ghi điểm tuyệt đối.
3.3. Những câu hỏi về xử lý tình huống
Để kiểm tra kinh nghiệm của bạn có thật hay không, các nhà tuyển dụng sẽ dụng câu hỏi tình huống để đánh giá độ thành thật của bạn. Vì vậy không nên trả lời sai sự thật hoặc phóng đại sự thật.
Câu hỏi 1: Nếu được tuyển dụng bạn sẽ làm gì?
Nghe qua có vẻ không giống câu hỏi phỏng vấn nhân viên bảo vệ theo kiểu tình huống nhưng lại đánh giá được định hướng, mong muốn của bạn trong công việc.
Người tuyển dụng sẽ biết được bạn có thực sự yêu thích hay cần công việc này không.
Để trả lời câu hỏi này nên đưa ra những lời khen về công ty như chế độ, định hướng phát triển, môi trường làm việc; những yếu tố phù hợp với bạn như địa chỉ công ty, công việc yêu thích, được bạn bè giới thiệu.
Bạn có thể nêu đề cao tinh thần ham học hỏi và nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của bản thân.
Câu hỏi 2: Nếu khách hàng có thái độ không tốt bạn sẽ xử lý như nào?
Ở câu hỏi này đòi hỏi bạn phải suy nghĩ thật kỹ, không nên trả lời luôn để tránh sai lầm hoặc trả lời không đúng trọng tâm.
Ở tình huống này, người bảo vệ phải có thái độ thân thiện xin lỗi và hỏi về vấn đề mà khách hàng đang gặp phải.
Nếu vần đề đó bạn trả lời được sẽ giải đáp ngay cho khách hàng; nếu ngoài khả năng nên đưa khách hàng vào gặp quản lý hoặc nhân viên chăm sóc khách hàng để giải quyết vấn đề.
Câu hỏi 3: Bạn làm gì khi ai đó tỏ ra tức giận ở nơi công cộng?
Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bảo vệ này tập trung vào khả năng bạn giải quyết vấn đề mà không làm ảnh hưởng đến tâm lý bản thân mình.
Cách tốt nhất trong tình huống này là xoa dịu người đang tức giận và sau đó mới nghĩ tới giải quyết vấn đề. Thể hiện thái độ lịch sự, không được phép nóng giận hay thậm chí là đánh người.
Câu hỏi 4: Giả sử bạn làm bảo vệ cho một sự kiện với hàng ngàn người tham gia, bạn làm thế nào để đảm bảo mọi việc diễn ra suôn sẻ?
Câu hỏi này có thể tùy biến vì môi trường làm việc không giống nhau. Do đó, nếu ở trong trường hợp này bạn nên trả lời mình sẽ yêu tiên hoàn thành đúng nhiệm vụ được giao; tiếp đó mới hỗ trợ các bộ phận khác.
Để cho sự kiện diễn ra suôn sẻ bạn sẽ bố trí đội bảo vệ ngay từ bên ngoài cho tới vào bên trong. Mỗi vị trí sẽ có công việc riêng; và công việc ưu tiên nhất là hướng dẫn người tham gia và bảo vệ trật tự an ninh.
3.4. Một số câu hỏi phỏng vấn nhân viên bảo vệ khác
Ngoài những câu hỏi phỏng vấn nhân viên bảo vệ về tình huống, kinh nghiệm vẫn có những câu cũng liệu quan tới công việc và một số vấn đề khác. Vì vậy bạn cần phải lưu ý ngay bởi đó là các câu chắc chắn được hỏi.
Câu hỏi 1: Bạn mong muốn gì ở công ty này?
Vấn đề đặt ra ở câu hỏi này là làm hài lòng đôi bên. Người tuyển dụng sẽ nắm được nguyện vọng của ứng viên còn bên người lao động có thể nói nguyện vọng của mình.
Mục đích của người phỏng vấn và nhà tuyển dụng đó là nhà tuyển dụng muốn tìm ra một ứng viên phù hợp với đặc thù tính chất công việc và phù hợp với ngân sách, chế độ đãi ngộ của công ty.
Vì vậy khi trả lời câu hỏi này bạn hãy thẳng thắn nêu ra những điều còn băn khoăn; hỏi về những quyền lợi cũng như chế độ đãi ngộ. Điều này giúp cả 2 rõ ràng hơn trong công việc.
Câu hỏi 2: Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?
Chắc chắn nhà tuyển dụng nào cũng sẽ hỏi câu này; nếu trả lời đừng đưa mức lương hàng tháng quá cao.
Tuy nhiên, cũng đừng vì thiếu tự tin mà để mức lương quá thấp; hãy là một ứng viên thông minh biết sàng lọc, dung hòa đưa ra một mức lương hợp lý; không quá cao nhưng không phải thấp, đủ để thấy được giá trị bản thân.
Bạn thương lượng một mức lương thấp chẳng khác nào đang tự nhận tôi là người chẳng làm được việc. Hãy thẳng thắn đưa ra mức lương cũng như quyền lợi phải được hưởng trong quá trình làm việc.
Những câu hỏi như vậy sẽ giúp nhà tuyển dụng và ứng viên hiểu nhau hơn, nếu cả hai thấy thỏa mãn thì tiếp tục đi đến các vòng phỏng vấn lần sau.
Câu hỏi 3: Tại sao bạn lại chọn công ty của chúng tôi
Trong câu hỏi này, bạn nên đề cao tinh thần ham học hỏi và nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ của bản.
Một số lí do bạn có thể đưa ra để trả lời như: địa chỉ làm việc của công ty thuận tiện cho việc đi lại của tôi; lương và chế độ của công ty đưa ra phù hợp với những tiêu chí tôi đưa ra.
Môi trường làm việc của công ty sẽ tạo nhiều điều kiện phát triển cho lĩnh vực tôi đang theo đuổi.
Câu hỏi 4: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Trong thời gian phỏng vấn bạn được phép hỏi lại nhà tuyển dụng. Vì vậy đừng ngại mà không hỏi; đây chính là cơ hội để bạn thể hiện sự tự tin.
Ở câu hỏi phỏng vấn nhân viên bản vệ này bạn có thể hỏi về chính sách lương và chế độ đãi ngộ của công ty, khi nào thì nhận được kết quả phỏng vấn.
4. Lưu ý khi đi phỏng vấn nhân viên bảo vệ thường gặp
Trước khi đi phỏng vấn bạn cần lưu ý những yêu cầu sau đây:
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin việc theo yêu cầu
- Chọn trang phục đi phỏng vấn lịch sự, gọn gàng
- Giữ phép lịch sự khi đến phỏng vấn: gõ cửa trước khi vào phòng, chào hỏi, thái độ nghiêm túc…
- Tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn trước khi đến buổi phỏng vấn
- Trả lời tự tin, dứt khoát, ngắn gọn và đúng trọng tâm. Nếu có câu hỏi nào khó hoặc không nghe rõ, hãy mạnh dạn hỏi lại nhà tuyển dụng
- Chú ý ngôn ngữ cơ thể trong buổi phỏng vấn, ngồi thẳng, hai tay đặt trên đùi hoặc trên bàn, mắt nhìn vào người đặt câu hỏi, không gãi tai hay rung đùi, không nghe điện thoại khi đang phỏng vấn…
- Trong vòng 24h sau buổi phỏng vấn, ứng viên nên viết thư cảm ơn gửi đến nhà tuyển dụng để cảm ơn vì được tạo cơ hội tham gia phỏng vấn, đồng thời bày tỏ mong muốn được làm việc tại công ty.
Mặc dù bảo vệ là nghề lao động phổ thông, không yêu cầu bằng cấp nhưng để ứng tuyển thành công vẫn cần đáp ứng các tiêu chuẩn và kỹ năng riêng phù hợp.
Do đó, chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn giúp ứng viên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, tăng cơ hội ứng tuyển thành công.