Nga mi là một môn võ thuật Trung hoa được ra đời trên ngọn núi Nga mi và được truyền bá rộng rãi tại tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc. Môn võ này có đặc điểm hết sức đặc biệt và hoàn toàn khác với các môn võ khác đó là nó do nữ giới sáng lập và cũng chỉ nhận nguyên các đệ tử nữ vào sư môn.
Cùng với Võ đang và Thiếu lâm tự, võ công phái Nga mi ngày càng trở nên phổ biến và trở thành một trong ba môn phái nổi tiếng nhất Trung Hoa. Vậy môn võ này có điều gì đặc biệt, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Mục lục:
- Nguồn gốc của môn võ thuật Nga mi
- Người sáng lập ra phái Nga Mi – Quách Tương
- Các lưu phái của Nga mi
- Đặc trưng kỹ pháp
- Lợi ích của việc học võ thuật phái Nga Mi
1. Nguồn gốc của môn võ thuật Nga mi
Nga mi là do Quách Tương, con gái của Quách Tĩnh và Hoàng Dung sáng lập. Nga mi được lấy từ tên ngọn núi Nga Mi, một trong tứ đại danh sơn thuộc Phật giáo.
Hai chữ Nga mi còn có ý nghĩa là muốn tranh cao thấp với các cao thủ trong thiên hạ. Nga mi là sự kết hợp độc đáo giữa Phật gia và Đạo gia cùng sự sáng tạo giữa tĩnh và động để tạo nên bộ công phu luyện công vô cùng mới lạ.
Được biết, Quách Tương đã từng gặp Hà Túc Đạo, Phương trượng chùa Thiếu Lâm và Trương Tam Phong, người sáng lập ra Võ Đang để cùng nhau luận bàn về võ thuật.
Giữa Nga mi với Thiếu Lâm và Võ Đang có ba điểm khác nhau trong việc luyện công, đó là “Nội ngoại”, “Cương nhu” và “Trường đoản”.
2. Người sáng lập ra phái Nga Mi – Quách Tương
Quách Tương là tiểu nữ tử của vợ chồng Quách Tĩnh, Hoàng Dung. Cái tên Quách Tương là do mẹ nàng, Hoàng Dung đặt cho và nó chính là cái thành mà họ đang trấn giữ, Tương Dương.
Quách Tương có rất nhiều nét tính cách giống mẹ, thông minh, khôn ngoan, lanh lợi, bướng bỉnh và cũng rất si tình. Cô đã từng rất thích Dương Quá nhưng biết chàng không thích mình nên đã tự mình đi tu đạo và sáng lập ra môn võ riêng của mình.
Quách Tương được kể lại là người xinh đẹp lại nghĩa hiệp không thích bị cầm tù một chỗ mà tung hoành ngang dọc.
Vì là con gái của Quách Tĩnh và Hoàng Dung nên từ nhỏ đã được tập võ và võ thuật của bà rất cao siêu có thể so sánh với các vị anh hùng nổi tiếng thời bấy giờ. Bà thông thạo rất nhiều môn võ khác nhau đến nỗi Vô sắc thiền sư – một vị cao tăng vô cùng đắc đạo cũng không biết được là bà thuộc môn phái nào.
Sau này có cơ hội được ngồi nói chuyện và luận bàn với hai vị trưởng môn của phái Võ đang và Thiếu lâm nhận ra được điểm mạnh và yếu của hai võ phái này. Bà đã quyết chí sáng tạo ra một môn võ của riêng mình có sự kết hợp độc đáo giữa Võ đang và Thiếu lâm. Sau này ở trên núi Nga Mi, Quách Tương sáng tạo ra một bộ võ thuật và đặt theo tên núi là Nga Mi.
3. Các lưu phái của Nga mi
Phái Nga mi bao gồm 5 lưu phái đó là:
- Hoàng Lăng Phái
- Điểm dị phái
- Thanh Thành phái
- Thiết Phật phái
- Thanh Ngưu phái
4.Đặc trưng kỹ pháp
Nga mi vì ra đời sau nên đã biết vận dụng một cách linh hoạt những điểm mạnh của Thiếu Lâm và Võ Đang vào trong môn phái của mình – Thiếu Lâm thiên về cương, Võ Đang mạnh về nhu, còn Nga mi có sự kết hợp cả cương và nhu. Tuyệt kỹ của Nga mi nằm ở 36 thức.
Bộ công phu đầu tiên của Nga mi là Ngọc nữ quyền pháp. Nội công tâm pháp của môn phái này là Hồi sinh quyết. Võ công của Nga Mi gồm 5 tuyệt kỹ: Cửu âm bạch cốt trảo, Hồi phong phất liễu, Tiệt thủ cửu thức, Phiêu tuyết xuyên vân, Phổ độ từ hàng.
Bên cạnh đó, Nga mi có 12 đại thức: Thiên, Địa, Chi, Tâm, Long, Hạc, Phong, Vân, Đại, Tiểu, U và Minh. Nga mi sử dụng Ngũ phong Lục chẩu (trửu) để rèn luyện nội lực. Cụ thể thì ngũ phong gồm đầu, vai, cùi trỏ, mông và đầu gối. Lục chẩu ở đây chỉ 6 cách đánh của cùi trỏ: trên, dưới, trái, phải, trước, sau.
Điểm đặc biệt nhất trong võ thuật của phái Nga Mi đó là “Võ đức”, “Nhân thuật” và “Dưỡng khí”.
Tam đại khí giới của Nga mi gồm có kiếm pháp, trận pháp và châm pháp (ám khí). Các môn đồ thuộc Nga mi đều phải tuân thủ và biết cách kết hợp một cách hài hoà giữa cương và nhu, giữa sức mạnh và sự khôn khéo: họ linh hoạt như khỉ, uyển chuyển như rồng và động tác nhanh như gió.
Quyền pháp Nga Mi rất phong phú do có sự kết hợp của hai loại quyền thuật Thiếu lâm và Võ đang nên có đầy đủ các loại tượng hình quyền như Long, Xà, Hổ, Báo, Hạc, Phụng, Quy, Đường Lang, Hầu… và Bát Quái Chưởng, Hình Ý Quyền.
Bộ pháp di chuyển trong Nga mi phái gồm có: xà hình bộ di chuyển như rắn bò về phía trước; tiễn bộ (tiễn là cắt hay (nhảy) bắn về phía trước hoặc về phía sau) tức hoàn khiêu bộ (nhảy đổi); thỏ tử bộ (bước thỏ) được tiến hành như sau: chân trước bước lên trước, chân sau bước lên một bước giống chân trước, chân trước lại lên trước một bước, tức là loại bộ pháp tiến hành ba bước như trên liền nhau; thoa bộ (bước thoi đưa) di chuyển qua lại liên tiếp; lưỡng tính bộ (bước hai chân ngang nhau) có thể tiến về phía trước hoặc phía ngang hông; v.v…
Đặc trưng quyền pháp là động tác nhỏ biến hóa thành lớn, lấy nhu khắc cương , mượn sức dùng sức của bên địch. Khi công thủ thì lấy cánh tay lăn áp tới sau quyền, sau đó thuận thế trước công vào, rồi mượn sức phản kích để phản công địch trên cùng trung tâm tuyến, xông thẳng và leo thẳng vào trực diện trên đường thẳng tấn công của đối phương. Các đòn đánh có thể gây tử vong bao gồm phép điểm huyệt, phép cầm nã bẻ tay chân đối phương, …
Về phong cách quyền pháp của Nga mi có tính nghiêm ngặt, chặt chẽ của Thiếu Lâm và tính khoáng đạt của Thái cực quyền và Võ Đang Phái, nghĩa là có tính nghiêm nghị của Phật gia và phong thái ung dung bình tĩnh của Đạo gia.
5. Lợi ích của việc học võ thuật phái nga mi
Luyện tập võ thuật phái Nga mi đem lại rất nhiều lợi ích cho người tập cả về thể chất lẫn tinh thần. Dưới đây là tổng hợp các lợi ích khi người tập luyện môn võ thuật phái Nga mi.
5.1. Tăng cường sự dẻo dai
Vì đặc trưng quyền pháp của phái Nga mi là di chuyển liên tục và uyển chuyển nên khi tập luyện môn võ thuật này sẽ người tập sẽ tăng cường được sự dẻo dai, linh hoạt rất tốt cho sức khỏe.
5.2. Tăng cường kỹ năng tự vệ
Môn võ này đặc trưng chỉ dành cho con gái và nó rất tốt cho việc bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Học võ thuật phái Nga mi sẽ giúp bạn luyện tập được các thao tác có thể đánh trả lại được kẻ thù ở mọi lúc mọi nơi. Tăng cường thêm sự tự tin cho người luyện.
5.3. Cải thiện khả năng hợp
Nguyên tắc của môn võ này là biết phối hợp giữa nhu với cương, giữa tĩnh với động… do đó nó sẽ dần dần hình thành cho người tập thói quen biết phối hợp mọi thứ lại với nhau, rất hữu ích cho cuộc sống.
5.4. Cải thiện sức khỏe
Việc luyện tập bất kỳ môn võ thuật nào cũng đem đến những lợi ích về sức khỏe cho người tập. Bởi sự di chuyển liên tục và việc thực hiện các đòn đánh sẽ giúp máu được lưu thông liên tuc, ngăn ngừa bệnh tật đặc biệt là sức khỏe tim mạch.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về môn võ thuật phái Nga mi rất hữu ích cho những người bắt đầu tiếp cận môn võ này. Hy vọng qua bài viết này giúp quý độc giả có được những hiểu biết cơ bản về môn võ thuật này.
Luyện tập võ thuật phái Nga mi đem lại rất nhiều các lợi ích cho sức khỏe, nâng cao được các kỹ năng tự vệ cho phái nữ. Hiện nay có rất nhiều công việc của chị em cần đến sức khỏe như nữ vệ sĩ, nữ bảo vệ…
Nếu bạn đang có nhu cầu rèn luyện thân thể như tập gym, học võ thuật hay có nhu cầu thuê nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp hoặc có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến dịch vụ bảo vệ, hãy liên hệ theo thông tin dưới đây để được tư vấn.
Nguồn: Tổng hợp